(+84-24) 6283 1666
vimex

Cần quan sát điều gì khi mua thịt bò nhập khẩu

Đi chợ, đi siêu thị để mua thịt? Trước khi cho bất cứ món đồ ăn hay thực phẩm nào vào giỏ hàng của bạn  tại nơi bán như chợ, siêu thị bạn phải luôn kiểm tra thật kỹ để đảm bảo rằng thực phẩm an toàn để chế biến. Dưới đây Vimex chia sẻ một số kiến thức mà bạn không nên bỏ qua.

1. Những thông tin được tìm thấy trên nhãn miếng thịt

Mỗi gói thịt ở nơi bán đều được ghi rõ loại (như thịt bò hoặc thịt lợn), một phần thịt lớn cắt bán buôn và tên phần cắt (như bắp bò hay nạc lõi vai, ba chỉ,…). Bạn cũng sẽ tìm thấy trọng lượng, giá mỗi kg, tổng giá, lượng bán theo ngày và hướng dẫn bảo quản an toàn. Một số gói cũng có thể bao gồm thông tin dinh dưỡng, thông tin chuẩn bị và quốc gia xuất xứ. Hai điều bạn nên để ý nhất là thông tin nước xuất xứ của thịt bò và ngày đóng gói để cân đối mua cho an toàn.

Có hai con tem được tìm thấy trên các gói thịt bò nhập khẩu mà bạn có thể nhận thấy. Kể từ đầu những năm 1900, USDA (Bộ nông nghiệp Mỹ) đã yêu cầu tất cả thịt sau khi giết mổ bán ra thị trường trong nước hay xuất khẩu đều phải được kiểm tra. Dấu tem thứ nhất là dấu tem kiểm định. Có tem kiểm định trên bao bì nghĩa là sản phẩm thịt bò đó an toàn và đạt tiêu chuẩn để con người sử dụng. Dấu tem thứ hai trên một sản phẩm thịt bò nhập khẩu là về phâm loại chất lượng thịt bò. Dấu hiệu này cho chúng ta biết chất lượng hoặc độ ngon của thịt. Con dấu này là tự nguyện và được trả tiền bởi các công ty thực phẩm, nhưng hầu hết các gói thịt sẽ có nó.

2. Sử dụng các giác quan của bạn

Một kinh nghiệm nữa cần chú ý khi đi mua thịt bò cũng như các loại thịt gia cầm, điều quan trọng là bạn phải sử dụng các giác quan xúc giác, khứu giác và thị giác. Phần thịt đông lạnh đạt tiêu chuẩn đảm bảo thịt cứng khi chạm vào, sau đó bạn kiểm tra phần đóng gói của thịt có vết rách, lỗ hoặc lượng chất lỏng quá nhiều bên trong bịch hay túi không. Tay bạn khi chạm vào miếng thịt phải lạnh và không có mùi. Dưới đây là chi tiết cụ thể hơn cho thịt và gia cầm.

Thịt heo: Thịt heo ngon phải có màu đỏ hồng, trong khi mỡ phải có màu trắng, không có đốm đen. Tránh chọn thịt có màu nhạt.

Thịt bò: Thịt bò đạt chuẩn phải có màu anh đào tươi sáng. Nếu thịt bò được đựng trong túi kín, màu sắc thường là màu đỏ tía đậm hơn. Khi tiếp xúc với không khí, nó sẽ chuyển sang màu đỏ tươi.

Thông tin trên bao bì đối với thịt xay hơi khác so với thông tin về thịt nguyên miếng. Nó được biểu thị bằng phần trăm nạc & phần trăm chất béo. Ví dụ: Trên bao bì 1 phần thịt xay bạn sẽ thấy thông tin “80% nạc 20% mỡ”.

Cừu: Thịt cừu phải có màu từ hồng đến đỏ mềm, và bất kỳ phần mỡ hoặc vân cẩm thạch nào phải có màu trắng.

Gia cầm: Cho dù bạn đang chọn gà tây hay gà tây đóng gói, nó phải có màu hồng chứ không phải màu xám. Tránh gia cầm có bất kỳ sự đổi màu tím hoặc xanh lá cây xung quanh cổ và đầu cánh sẫm màu. Tuy nhiên, các đầu cánh màu đỏ là OK.

3. Các mẹo hữu ích khác

Thông thường, người bán sẽ có sự ưu đã giá đặc biệt đối với các sản phẩm thịt có ngày bán cận kề ngày thời hạn sử dụng. Bạn có thể mua món thịt và gia cầm đó vì chúng vẫn còn an toàn miễn là bạn nấu chúng cho bữa tối hôm đó chứ không để lâu được như những loại mới. Đó là một cách tuyệt vời để tiết kiệm một ít chi phí đi chợ cho bạn đấy.

Khi đi mua sắm, hãy để thịt và gia cầm được đóng túi riêng biệt với các thực phẩm khác để tránh lây nhiễm chéo hoặc ảnh hưởng. Sau khi mua thịt, hãy dừng lại càng ít càng tốt, tốt nhất là nên để thịt là loại mua cuối cùng trong list thực phẩm bạn cần phải mua và khi về đến nhà hãy nhanh chóng cho vào tủ lạnh hoặc đông lạnh thịt.

4. Cách bảo quản thịt bò nhập khẩu đúng cách sau khi mua từ chợ hay siêu thị 

Bạn có thể đông lạnh thịt bò trong bao bì ban đầu của nó lên đến hai tuần. Để lưu trữ lâu hơn, thì bạn nên bọc trong giấy bạc hoặc đặt trong túi nhựa tủ đông, loại bỏ càng nhiều không khí càng tốt.

Khi bảo quản thịt bò trong tủ lạnh bạn hãy lưu ý chỉnh nhiệt độ của tủ cho phù hợp, với ngăn đá -25°C và ngăn mát là 2°C là thích hợp nhất để vừa ngăn vi khuẩn sinh sôi vừa đảm bảo các thành phần dinh dưỡng trong thịt bò không bị thay đổi.

Để tránh lây nhiễm và ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm, hãy làm theo các bước đơn giản sau:

  • Việc rửa sạch không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn mà còn ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi trong thời gian bảo quản.
  • Rửa tay kỹ trong nước xà phòng nóng trước và sau khi xử lý thịt sống và các thực phẩm tươi sống khác.
  • Giữ thịt sống tránh xa các thực phẩm khác, kể cả trong tủ lạnh và trong quá trình chuẩn bị chế biến.
  • Rửa tất cả các dụng cụ, cắt bề mặt và quầy bằng nước xà phòng nóng sau khi tiếp xúc với thịt sống.

Nguồn: Theo Food Network

Liên hệ ngay với chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!